XUẤT KHẨU LÀ GÌ丨NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU?

Xuất khẩu là cụm từ có lẽ đã khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt với những ai làm về kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu tường tận và sâu sắc về khái niệm xuất khẩu. Bài viết này, Vận Tải Phước Tấn sẽ đi vào phân tích về khái niệm, vai trò cũng như các hình thức của xuất khẩu để các bạn dễ tham khảo hơn.

Hotline: 0917.932.788 – Ms Tiên

XUẤT KHẨU LÀ GÌ?
XUẤT KHẨU LÀ GÌ?

XUẤT KHẨU ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Khái niệm xuất khẩu là gì? Bạn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo cách nôm na dễ hiểu nhất, xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của một quốc gia sang các quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

Tiền tệ ở đây có thể là sử dụng đồng tiền của một trong hai nước hợp tác xuất nhập khẩu để thanh toán, cũng có thể là đồng tiền của nước thứ 3. 

Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và sử dụng đồng USD là phương tiện thanh toán thì đồng USD sẽ là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng là đồng nội tệ của Mỹ. Còn trong trường hợp Việt Nam xuất hàng hóa sang Trung Quốc, thì đồng USD ở đây là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia xuất và nhập khẩu.

Hiểu đơn giản thì như vậy, còn theo Luật thương mại 2005 tại Điều 28, khoản 1, khái niệm được nêu cụ thể như sau:

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Dù được hiểu theo cách nào thì xuất khẩu cũng là một hình thức bán hàng cho nước ngoài để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.

MỘT SỐ MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU

Căn cứ vào Phụ lục I (Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ) thì hàng hóa cấm xuất khẩu bao gồm những hàng hóa sau:

(Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ)

 DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU

STT

Mô tả hàng hóa

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý

1

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Bộ Quốc phòng

2

Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. Bộ Quốc phòng

3

a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4

a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.

Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.

b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).

c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.

d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất.

Bộ Công Thương

VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

Đóng vai trò là một phần quan trọng quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, rộng hơn là mang tính toàn cầu, hoạt động xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường, mang lại nguồn ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng.

  • Mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp: giúp doanh tăng doanh số bán hàng, đa dạng hóa thị trường đầu ra để tạo nguồn thu ổn định không chỉ bó hẹp trong nước mà còn mở rộng phạm vi ra thế giới. Thông qua phương thức này cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu rộng rãi trên thị trường quốc tế. Càng nhiều doanh nghiệp có tên tuổi sẽ dần khẳng định được vị thế của quốc gia đó. 

Một ví dụ minh chứng cho điều này là nhắc đến Apple người ta nghĩ đến Mỹ, Samsung và Hyundai là Hàn Quốc.

  • Mang đến nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: nhà nước ta luôn khuyến khích doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vì đây là cơ sở để tăng tích lũy ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
  • Tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho công nhân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cvao đời sống cho họ.
  • Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới.

CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU THÔNG DỤNG Ở VIỆT NAM

XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP

Là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế. 

  • Ưu điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp là doanh nghiệp có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của Nhà nước. Do đó, tham gia vào hình thức này thường là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín và có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao.
  • Tuy nhiên hình thức này sẽ không phù hợp với các doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm trong ngành xuất khẩu bởi vốn sản xuất và sự am hiểu về thị trường quốc tế của họ đều còn rất hạn chế, sản phẩm của họ cũng chưa được biết đến nhiều.

XUẤT KHẨU GIÁN TIẾP (ỦY THÁC)

Đây còn gọi là xuất khẩu gián tiếp là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị có hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa ra nước ngoài.

Với hình thức này, hai bên cần ký hợp đồng xuất khẩu ủy thác. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Công ty A muốn xuất khẩu gạo sang Mỹ nhưng không có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng với đối tác ở nước ngoài, trong trường hợp này, công ty A sẽ ký hợp đồng ủy thác cho công ty B(chuyên dịch vụ ủy thác) để thực hiện các thủ tục xuất hàng.

Ở Việt Nam, thường những doanh nghiệp nhỏ, chưa am hiểu về thương mại quốc tế hoặc chưa có đội ngũ chuyên trách về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Khi đó, doanh nghiệp có thể ủy thác quyền cho các forwarder hoặc các công ty xuất nhập khẩu.

GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.

  • Việt Nam là một trong những nước phát triển về hình thức gia công xuất khẩu, một trong các yếu tố khiến thị trường nước ta thu hút đầu tư nước ngoài đó là nhờ nguồn nhân lực dồi dào, nhân công rẻ. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Những mặt hàng gia công của nước ta khá đa dạng như dệt may, da giày, điện tử…
  • Ngoài 3 hình thức phổ biến trên, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn một số hình thức khác để phù hợp với hoạt động kinh doanh nhằm đạt mục tiêu và hạn chế rủi ro.

XUẤT KHẨU TẠI CHỖ

Là hình thức giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển ra nước ngoài như xuất hàng hóa thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Điều này xuất hiện khi người mua nước ngoài muốn hàng họ mua được giao cho đối tác của họ ngay tại Việt Nam.

  • Như vậy, người xuất khẩu Việt Nam chỉ cần bán hàng cho thương nhân nước ngoài, sau đó được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam. 

Ví dụ, công ty A tại Việt Nam bán lô hàng cho một công ty B ở nước ngoài và được yêu cầu giao hàng tới địa chỉ kho hàng của công ty B ở chi nhánh tại Hải Phòng, Việt Nam mà không cần vận chuyển ra nước ngoài thì được xem là hình thức xuất khẩu tại chỗ.

  • Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn do không phải làm các thủ tục hải quan, mua bảo hiểm, thuê giao nhận vận tải… 
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CHỖ
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU TẠI CHỖ

TẠM XUẤT TÁI NHẬP, TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Với tạm nhập tái xuất, hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3, hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về nước ban đầu (tạm xuất tái nhập).

BUÔN BÁN ĐỐI LƯU

Là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.

Với mỗi hình thức trên đây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào mục tiêu và quy mô năng lực của từng doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức phù hợp. Đồng thời, với sự phát triển của các công ty forwarder, các đơn vị cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu đã mang đến nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện nay.

Trên đây là những kiến thức về xuất khẩu chắc chắn sẽ rất cần cho những ai mới vào nghề. Nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến dịch vụ xuất nhập khẩu có thể liên hệ Vận Tải Phước Tấn để được tư vấn thêm về thủ tục hải quan.Chúng tôi là forwarder có nghiệp vụ cao trong vận chuyển quốc tế và trọn gói thủ tục hải quan.

Bên cạnh đó, Vận Tải Phước Tấn xin cung cấp thêm một số khái niệm khác để quý khách hàng có thể tham khảo:

丨Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!!!

Viết một bình luận