L/C LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THANH TOÁN BẰNG L/C

L/C là gì? Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa bên mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (nhà xuất khẩu), trong đó phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng phổ biến hơn cả.

Cụ thể thanh toán theo thư tín dụng (L/C) có đặc điểm như thế nào khiến chúng trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất và những yếu tố cần biết, những lưu ý khi mở L/C. Tất cả sẽ được Vận Tải Phước Tấn chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Xem thêm: XUẤT KHẨU LÀ GÌ丨NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU?

L/C LÀ GÌ?
L/C LÀ GÌ?

KHÁI NIỆM VỀ L/C

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.

Bạn có thể xem mẫu L/C như hình dưới đây.

Mẫu thư tín dụng
Mẫu thư tín dụng

CÁC BÊN THAM GIA LETTER OF CREDIT

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở Letter of Credit

BẢN CHẤT CỦA THƯ TÍN DỤNG

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.

Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

  • Thứ nhất: chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.
  • Thứ hai: do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C

Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến hiện nay:

  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
  • Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ L/C

Có rất nhiều loại L/C khác nhau nhưng nhìn chung chúng thường có những nội dung cơ bản sau đây:

Số hiệu, địa điểm và ngày mở (No of L/C, place and date of issuing).

  • Số hiệu.
  • Địa điểm mở (place of issuance): Là nơi mà ngân hàng mở L/C câm kết thanh toán cho người xuất khẩu.
  • Ngày mở (issuing date): Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết ngân hàng mở với người xuất khẩu là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của LC và là căn  cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực  hiện việc  mở L/C  đúng hạn như trong hợp đồng đã quy định hay không.

Loại thư tín dụng.

Mỗi loại L/C đều có tính chất và nội dung khác nhau quyền lợi và  nghĩa  vụ  của các bên liên quan cũng khác nhau nên cần xác định loại thư tín dụng cần mở.

Tên địa chỉ của người thụ hưởng.

Có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

Số tiền của thư tín dụng.

Số tiền của thư tín dụng (Amount of money) vừa  ghi  bằng  số và  ghi  bằng  chữ thống nhất với nhau hoặc có thể chỉ cần số tiền bằng số.Trong đó đồng tiền thanh toán phải  rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi  một số giới  hạn  mà  người  xuất  khẩu  có thể đặt được.Những từ “khoảng chừng, độ khoảng hoặc những từ ngữ tương  tự được dùng  để chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch không quá 10% tổng số tiền đó.

Thời hạn hiệu lực (Expiry date).

Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất  khẩu  xuất trình đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó và trong nội dung L/C yêu cầu.

Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date).

Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. Điều này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có thể có thể có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.

Thời hạn giao hàng (Shipment date).

Là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi L/C có hiệu lực.

Những nội dung về hàng hóa (Description of goods).

Bao gồm tên hàng hóa, số lượng hàng, trọng lượng hàng(có thể bao gồm cả sai lệch cho phép) giá cả, quy cách, phẩm chất…cũng phải được ghi vào thư tín dụng.

Những nội dung về vận tải (Shipment term).

Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for payment).

Là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng  từ quy  định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa  vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.

Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.

Là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Những điều kiện đặc biệt khác.

Như phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, tham chiếu theo UCP nào….

Chữ ký của ngân hàng mở L/C.

QUY TRÌNH CHÍNH CỦA THƯ TÍN DỤNG – LETTER OF CREDIT

  • Người yêu cầu mở Letter of Credit = Applicant (Người Nhập Khẩu)
  • Ngân hàng Mở L/C = Opening Bank = Issuing Bank (Ngân hàng của người Nhập Khẩu).
  • Ngân hàng Thông báo L/C = Advising Bank = Notifying Bank (Ngân hàng của người Xuất Khẩu) Người thụ hưởng = Beneficiary (Người Xuất Khẩu)
Quy trình làm thanh toán bằng phương thức L/C
Quy trình làm thanh toán bằng phương thức L/C

Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C

  • Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .
  • Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Căn cứ trả tiền của Letter of Credit thương mại là các chứng từ ghi trong thư tín dụng.
  • Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những  yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:
  • Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.
  • Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về  bộ chứng  từ những  yếu tố đó sẽ dung  hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia. lớp kế toán ngắn hạn

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LETTER OF CREDIT

Ưu và nhược điểm của thanh toán bằng Letter of Credit
Ưu và nhược điểm của thanh toán bằng Letter of Credit

Lợi ích đối với người xuất khẩu

  • Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  • Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là thư tín dụng trả chậm).
  • Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Lợi ích đối với người nhập khẩu

  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Lợi ích đối với Ngân hàng

  • Được thu phí dịch vụ (Phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…) 
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

KẾT LUẬN

Việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với những người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức thanh toán phổ biến. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống!

Xem thêm: VGM LÀ GÌ TRONG XUẤT NHẬP KHẨU? TẤT TẦN TẬT VỀ PHIẾU VGM

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI