Hàng hóa sức lao động là gì? Có thể khẳng định rằng thị trường lao động chính là thị trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chúng được mua bán và trao đổi dựa trên thời gian, lượng lao động hay mức tiền lương. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mơ hồ đối với mọi người. Vậy hàng hóa sức lao động là gì? Hãy cùng Vận tải Phước Tấn chúng tôi đi phân tích khái niệm hàng hóa sức lao động ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về hàng hóa sức lao động
- Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:
- Một là người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến.
- Hai là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá – sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hóa sức lao động
- Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người.
- Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là:
- Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị.
- Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá.
- Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Đối với hầu hết các thị trường khác thì cầu phụ thuộc vào con người với những đặc điểm của họ, nhưng đối với thị trường lao động thì con người lại có ảnh hưởng quyết định tới cung.
- Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì
- Giá trị hàng hóa sức lao động
- Cũng giống như các loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động được quyết định bởi một lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động chỉ tồn tại như là năng lực sống của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân trong chủ nghĩa tư bản phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học nghề, đào tạo nghề… Ngoài ra, người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái họ. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất một cách liên tục.
- Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người lao động và gia đình của họ. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Khác biệt với những loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động được các nhà khoa học khẳng định là một hàng hóa đặc biệt.
- Nguyên nhân của sự đặc biệt này chính là do nó được hình thành do con người với mục đích thỏa mãn các nhu cầu đa dạng. Đôi khi có phần phức tạp ở cả vật chất và tinh thần và tồn tại song song với quá trình phát triển của toàn xã hội.
- Thêm vào đó vì con người chính là công cụ và là chủ thể làm chủ sức lao động nên việc loại hàng hóa đặc biệt này có chất lượng hay không, có đáp ứng đủ nhu cầu hay không còn phụ thuộc vào nhận thức, tâm lý, địa lý, văn hóa, môi trường họ sinh hoạt,…
- Ngoài ra không thể không nhắc đến việc hàng hóa sức lao động còn tạo nên giá trị thặng dư cho toàn thể xã hội, nhỏ hơn là nơi mà họ đóng góp. Điều này được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh là người lao động luôn tại ra các giá trị lớn hơn phần giá trị sức lao động của họ để phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người đang sử dụng lao động.
Điều kiện để sức lao động trở thành 1 loại hàng hóa
Có thể thấy, mọi hoạt động sản xuất không thể thiếu sức lao động, nhưng sức lao động sẽ trở thành hàng hoá khi có những điều kiện sau:
- Thứ nhất, người lao động được tự do và có thể chi phối sức lao động của mình. Từ đó, họ dùng sức lao động của mình để bán, để trao đổi lấy một giá trị khác, có thể là tiền hoặc một loại hàng hoá khác. Do đó, phải đảm bảo không tồn tại mối quan hệ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến để sức lao động có thể trở thành một loại hàng hoá.
- Thứ hai, bản thân người lao động không thể tự lao động sản xuất, nên phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sinh sống.
Khi hai điều kiện trên tồn tại song hành, sức lao động sẽ trở thành hàng hoá như một điều tất yếu.
Trên thực tế, hàng hoá sức lao động đã xuất hiện từ trước thời chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành, mối quan hệ làm thuê mới trở nên phổ biến và hoàn thiện bộ máy sản xuất cho nền kinh tế.
Lúc này, sự cưỡng bức lao động đã biến mất, thay vào đó là các thoả thuận giữa người thuê và người bán sức lao động. Đây chính là tiền đề khiến chủ nghĩa tự do cá nhân phát triển, đánh dấu một sự tiến bộ vượt bậc của văn minh nhân loại.
Trên đây là một vài chia sẻ về “hàng hóa sức lao động là gì” mà Phước Tấn chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc tham khảo thêm. Mong rằng bài viết đã thực sự mang đến những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trừu tượng này.