Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Có vai trò như thế nào? Và những điều cần biết? Hôm nay hãy cùng đội ngũ nhân viên Phước Tấn tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
Logistics là gì? Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Nếu so sánh hai khái niệm logistics và quản lý chuỗi cung ứng thì bạn sẽ thấy hai điểm khác nhau, thế cùng tìm hiểu hai định nghĩa này ngay sau đây.
1. Logistics là gì?
Logistics là quá trình từ việc lên kế hoạch, áp dụng đến kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin có liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng từ điểm xuất phát tới nơi tiêu thụ. Là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/ cầu. Logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
2. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management ) là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa bộ phận trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
Có thể bạn quan tâm: Hàng tồn kho là gì?
Tại sao phải quản lý chuỗi cung ứng?
Tại sao phải quản lý chuỗi cung ứng? Có thể thấy chuỗi cung ứng đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng tốt sẽ mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể kể đến như:
- Là cơ sở để hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra hiệu quả.
Phát triển doanh nghiệp, mang tới nhiều cơ hội hợp tác, hội nhập sâu rộng trong và ngoài nước. - Sử dụng nguồn lực kinh doanh hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp và người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt cũng như điều hành toàn bộ hệ thống doanh nghiệp.
- Hình thành một chỉnh thể thống nhất trong kinh doanh.
Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng
Trong quản trị chuỗi cung ứng, nhà quản trị luôn tìm tòi và áp dụng các mô hình quản trị khác nhau để tìm ra được mô hình tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:
Mô hình đơn giản
Mô hình đơn giản, phía công ty sản xuất chỉ mua nguyên liệu và vật tư sản xuất từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm sản phẩm và họ cũng trực tiếp bán hàng hóa cho người sử dụng.
Trong trường hợp này, công ty sản xuất xử lý việc mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm bằng một hoạt động, tại thời điểm nhất định.
Có thể bạn quan tâm: Nhập khẩu là gì?
Mô hình phức tạp
Trong mô hình quản trị phức tạp, công ty sẽ mua vật tư, nguyên liệu sản xuất từ các nhà cung cấp khác nhau, các nhà phân phối hoặc từ các nhà máy có điểm tương đồng với nhà sản xuất. Những nguyên liệu, vật tư này chính là thành phẩm của nhà cung ứng.
Vậy, ngoài việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn nhập thêm các nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ nhà thầu phụ hoặc những đối tác sản xuất theo hợp đồng.
Cơ hội nghề nghiệp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa càng đang ngày càng nâng cao vai trò của việc điều hành chuỗi cung ứng. Tại các tập đoàn lớn, các tổng giám đốc (CEO) của các thường xuất thân từ ngành Supply Chain. Điều này chứng tỏ các công ty rất coi trọng chuỗi cung ứng của mình như thế nào rồi.
Bạn có thể làm nhiều vị trí khác nhau trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng như: chuyên viên dự báo nguồn hàng, lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho, hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu, quản lý dự án, kho bãi, vận chuyển, xuất nhập khẩu, mua hàng…
Có thể bạn quan tâm: Kho ngoại quan là gì?
Học quản lý chuỗi cung ứng trường nào chất lượng
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào? Hiện tại có trên 15 trường đại học dân lập và công lập trên cả nước đào tạo ngành quản lý chuỗi cung ứng tiêu biểu như:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đại học Quốc tế RMIT
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Thủ đô Hà Nội
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Đại học Đông Á Đà Nẵng
Khu vực miền Nam:
- Đại học Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chương trình đào tạo ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng
STT |
Khối kiến thức giáo dục đại cương
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
4 |
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
|
5 |
Pháp luật đại cương
|
6 |
Giáo dục thể chất 1 *
|
7 |
Giáo dục thể chất 2 *
|
8 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh I
|
9 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh II
|
10 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh III
|
11 |
Tin học đại cương
|
12 | Tiếng Anh 1 |
13 | Tiếng Anh 2 |
14 | Tiếng Anh 3 |
15 | Kỹ năng mềm |
16 |
Kỹ năng giải quyết vấn đề
|
17 |
Phương pháp học đại học và tư duy sáng tạo
|
18 | Toán cao cấp a1 |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |
Kiến thức cơ sở khối ngành | |
19 | Kinh tế vĩ mô |
20 | Kinh tế vi mô |
21 | Quản trị học |
22 |
Nguyen lý thống kê – Kinh tế
|
23 |
Marketing Căn bản
|
24 | Luật vận tải |
25 |
Quản trị hàng hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
|
26 |
Kiến thức chung của ngành
|
27 |
Quản trị dự án đầu tư
|
28 |
Vận tải đa phương thức
|
29 | Quản trị logistics |
30 |
Phương tiện xếp dỡ và vận chuyển tại cảng
|
31 |
Khởi nghiệp rong lĩnh vực ogistics
|
32 |
Kỹ năng àm việc rong ngành ogistics và chuỗi cung ứng
|
33 |
Quản trị chuỗi cung ứng
|
34 |
Chứng từ trong vận tải đa phương thức
|
35 | Bảo hiểm |
36 |
Nghiệp vụ soạn thảo và phát hành vận đơn vận tải
|
37 |
Nghiệp vụ ngoại thương
|
38 |
Quản trị chất lượng logistics và chuỗi cung ứng
|
39 |
Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng
|
Kiến thức chuyên ngành bắt buộc | |
40 |
Mô hình quản lý và vận hành cảng
|
41 |
Quản trị hiệu quả kho hàng trong chuỗi cung ứng
|
42 |
Nghiệp vụ Hải Quan
|
43 |
Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics
|
44 |
Quản trị chi phí trong logistics và chuỗi cung ứng
|
45 |
Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL)/ hàng lẻ (LCL)
|
46 | Đại lý tàu biển |
Kiến thức chuyên ngành tự chọn (chọn 5 trong 10 môn) | |
47 | Kinh tế quốc tế |
48 | Tổ chức xếp dỡ |
49 | Luật kinh tế |
50 |
Quản trị Chiến lược Logistics
|
51 |
Thanh toán quốc tế
|
52 |
Quản lý tinh gọn trong chuỗi cung ứng
|
53 |
Tiếp thị trong công ty Logistics
|
54 |
Lập kế hoạch và điều độ trong chuỗi cung ứng
|
55 |
Hỗ trợ ra quyết định Logistics
|
56 |
Luật Quản lý Logistics
|
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp | |
57 | Thực tập cơ sở |
58 |
Thực tập chuyên ngành
|
59 |
Thực tập tốt nghiệp
|
60 |
Khóa luận tốt nghiệp
|
61 |
Quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng
|
62 |
Quản trị phân phối trong chuỗi cung ứng
|
63 | Đại lý giao nhận |
Cùng với sự hội nhập thế giới sâu rộng của Việt Nam,logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang là một ngành nghề cực kỳ hot hiện nay. Hy vọng thông qua bài trên của Phước Tấn đã giúp các bạn hiểu được Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì ?, sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và Logistic, các mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng.
Nếu bạn muốn chọn ngành logistic và quản lý chuỗi cung ứng để học thì mong rằng đây là chút tài liệu giúp ích cho sự lựa chọn của bạn. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: Hàng hóa sức lao đông là gì?