Phytosanitary là gì – Fumigation Certificate Là Gì?

Phytosanitary là gì? Các mặt hàng nào bắt buộc phải có các chứng từ trên? Các chứng từ trên được sử dụng như thế nào? Cùng vận tải Phước Tấn tìm hiểu ngay bài viết sau để tìm cho mình câu trả cụ thể nhất nhé!

Đây là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu áp dụng với các mặt hàng cần phải hun trùng và kiểm dịch trước khi xuất khẩu. Cả Phytosanitary và Fumigation Certificate đều vô cùng quan trọng, một cái là giấy chứng thư hun trùng, một cái là giấy kiểm dịch thực vật.

Vậy bạn có hiểu rõ Phytosanitary là gìFumigation Certificate là gì? Các mặt hàng bắt buộc phải có các chứng từ trên là gì? Biểu mẫu chứng từ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để tìm cho mình câu trả cụ thể nhất nhé.

Phytosanitary là gì
Phytosanitary là gì

1. FUMIGATION CERTIFICATE LÀ GÌ?

Fumigation Certificate còn được gọi là giấy xác nhận hun trùng, đây là một trong những chứng từ cấp cho các loại hàng hóa trước khi xuất khẩu được các đơn vị có chức năng hun trùng kiểm dịch đảm nhận.

Giấy này sẽ được cấp sau khi hàng hóa đã được cơ quan kiểm dịch y tế bơm thuốc diệt côn trùng. Việc sử dụng Fumigation Certificate này sẽ giúp bảo vệ hàng hóa, làm sạch và khử hết các loại vi khuẩn mối mọt trên các khoang tàu thuyền khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Loại hóa chất chính thường được sử dụng để khử hun trùng là Bromua.

1.1 Các mặt hàng bắt buộc phải có chứng từ Fumigation Certificate

Không phải mặt hàng nào cũng cần phải có chứng từ Fumigation Certificate mà nó chỉ áp dụng với một số mặt hàng đã được quy định của nhà nước, cụ thể như sau:

– Hàng hóa có nguồn gốc từ chất hữu cơ bao gồm: gạo, chè, cà phê, tiêu, nông sản,..

– Hàng hóa có nguồn gốc từ gỗ như các đồ thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, đồ trang trí bằng mây, tre, mặt hàng nội thất gỗ,..

– Các sản phẩm đóng gói từ gỗ như pallet gỗ, kiện gỗ,..

1.2. Nội dung và mẫu chứng thư khử trùng Fumigation Certificate

Phytosanitary
Phytosanitary

Fumigation Certificate sẽ bao gồm các nội dung cần thiết sau đây:

+ Hóa đơn thương mại

+ Phiếu đóng gói

+ Giấy tờ vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Thời gian cấp chứng thư khử trùng sẽ có trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày phun thuốc và gửi đủ toàn bộ giấy tờ chứng từ ở trên.

Dưới đây là mẫu Fumigation Certificate cơ bản có đầy đủ các nội dung thông tin như đã kể trên.

2. PHYTOSANITARY LÀ GÌ?

Phytosanitary còn được gọi là kiểm dịch thực vật là loại giấy tờ mà bên cơ quan quản lý nhà nước cung cấp nhằm đảm bảo hàng hóa không chứa dịch bệnh, côn trùng nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa được kiểm tra trước khi xuất nhập khẩu.

Giấy phyto là gì? Đây là loại giấy do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, là giấy tờ quan trọng khi bạn muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa qua cảng Việt Nam.

2.1 Các mặt hàng phải có chứng từ Phytosanitary theo quy định

Sau đây là một số mặt hàng bắt buộc phải kiểm dịch thực vật trước khi được xuất nhập khẩu qua Việt Nam bao gồm:

+ Các hàng hóa có nguồn gốc liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản, chè, gạo, cà phê, tiêu,..

+ Các mặt hàng được đóng gói bao bì từ gỗ hoặc pallet là gỗ, gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng,..

Phytosanitary- kiểm dịch thực vật
Phytosanitary- kiểm dịch thực vật

2.2 Nội dung và mẫu Phytosanitary

Phần trên chúng tôi đã chia sẻ cụ thể Phyto Certificate là gì? Sau đây sẽ là những nội dung chính trên Phytosanitary cần có, các thông tin cần thiết phải cung cấp đầy đủ bao gồm:

+ Thông tin về họ tên và địa chỉ người đứng tên lô hàng xuất – nhập khẩu

+ Số lượng hàng hóa

+ Địa chỉ sản xuất hàng hóa

+ Tên và thông số của sản phẩm

+ Tên khoa học của thực vật.

Thời gian cấp giấy Phytosanitary: thường là trong vòng 24 giờ sau khi hàng hóa của khách hàng đã qua kiểm tra và đạt các yêu cầu cần thiết.

Dưới đây là một số mẫu Phytosanitary cơ bản hiện nay, khách hàng có thể tham khảo thêm để chuẩn bị đúng và đủ các giấy tờ cần thiết nhé.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Với chia sẻ kiểm dịch thực vật là gì ở trên bạn đã hiểu rõ, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật, việc đầu tiên là bạn phải xác định được sản phẩm của mình có cần bắt buộc phải có giấy kiểm dịch thực vật không. Nếu có thì bạn cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy tờ chứng nhận kiểm dịch thực vật bản chính hoặc bản sao. Trong trường hợp bạn nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lộ vật thể.
  • Giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu bản chính hoặc bản sao được cấp giấy phép.
  • Giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nếu là mặt hàng thực phẩm.

Trước khi xuất nhập khẩu hàng hóa, xác định kỹ mặt hàng có bắt buộc phải làm kiểm dịch, hun trùng không. Sau đó nên tìm hiểu kỹ đơn vị làm dịch vụ đăng ký này nhanh gọn, giá cả hợp lý để tránh bị chậm trễ công việc xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.

Ngoài 2 loại giấy chứng thư hun trùng và giấy kiểm dịch thực vật thì công đoạn đóng gói, bốc dỡ hàng hóa là cực kỳ quan trọng. Để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, không bị hư hỏng trong quá trình giao nhận hàng hóa, khách hàng nên lựa chọn cho mình đối tác chuyên nghiệp, tin cậy để đồng hành.

Hy vọng với những chia sẻ cụ thể Phytosanitary là gì Fumigation Certificate là gì đã giúp bạn hiểu rõ thêm về các chứng từ cần thiết trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn gì hãy liên hệ ngay với vận tải Phước Tấn để được tư vấn tốt nhất nhé.

 

Viết một bình luận