SDS LÀ GÌ? MSDS VÀ SDS CÓ GÌ KHÁC NHAU?

SDS là gì? Khái niệm này không xa lạ gì đối với các ngành nghề liên quan đến hóa chất và lĩnh vực vận tải hàng hóa. Trong bài viết này, vận tải Phước Tấn sẽ cũng quý khách hàng tìm hiểu về khái niệm SDS là gì và các thông tin liên quan đến khái niệm SDS nhé!

Hóa chất là ngành nghề khá “nhạy cảm” vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của con người cũng như đơn vị vận tải hàng hóa đó. Khi có nhu cầu mua bán hoặc vận chuyển về ngành nghề hóa chất, việc tìm hiểu và nắm rõ các tài liệu liên quan như SDS, TDS, TCCS,.. là thực sự cần thiết. Trong bài viết này, vận tải Phước Tấn sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về tài liệu SDS.

SDS là gì
SDS là gì

SDS LÀ GÌ?

Safety Data Sheet (SDS) là tài liệu cần có  trong ngành hóa chất để cung cấp thông tin để xử lý, lưu trữ và các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Người sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm cần phải tuân thủ theo lời khuyên về các biện pháp quản lý rủi ro được đưa ra khi tiếp xúc với người và phương tiện vận chuyển.

Trong tài liệu SDS (Phiếu an toàn hóa chất) cần chứa 16 mục bao gồm:

Mục 1. Thông tin của nhà sản xuất
Mục 2. Thông tin cấu tạo và thành phần của hóa chất
Mục 3. Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất
Mục 4. Các biện pháp sơ cứu khi có vấn đề
Mục 5. Các biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn
Mục 6. Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn xảy ra
Mục 7. Yêu cầu về thao tác và lưu trữ các mặt hàng hóa chất
Mục 8. Kiểm soát phơi nhiễm và bảo vệ cá nhân
Mục 9. Đặc tính lý, hóa của hóa chất
Mục 10. Mức ổn định và hoạt động của hóa chất
Mục 11. Thông tin về tính chất độc hại của hóa chất
Mục 12. Thông tin về hệ sinh thái
Mục 13. Yêu cầu về thải bỏ
Mục 14. Yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa chất
Mục 15. Thông tin pháp lý
Mục 16. Các thông tin khác

SDS và MSDS
SDS và MSDS

 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA SDS

SDS không đơn giản chỉ để đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng khi kiểm tra mà nó còn giữ vai trò rất quan trọng cho cả khách hàng và nhà sản xuất.

  • Cung cấp các thông tin về cách xử lý khẩn cấp trong các trường hợp tai nạn hóa chất có thể xảy ra, nhận biết được mức độ phơi nhiễm.
  • Cung cấp cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng hoặc vận chuyển vật liệu/ hóa chất trong trường hợp người sử dụng không tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn theo những điều mà nhà sản xuất đã đề ra.
  • SDS cũng đưa ra các giải pháp, phương thức vận chuyển, bốc xếp hàng hóa an toàn, phù hợp.
  • Giúp các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng được một môi trường làm việc an toàn, các biện pháp, thiết bị bảo vệ và các chương trình đào tạo lao động khi tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc.

SDS VÀ MSDS CÓ GÌ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU?

SDS (Safety Data Sheet) và  MSDS ( Material Data Sheet) về cơ bản không khác nhau nhiều. SDS được làm theo quy chuẩn quốc tế nên chỉ có 1 dạng và bao gồm đầy đủ 16 mục như trên, trong khi đó MSDS lại có nhiều định dạng và được sắp xếp theo các trật tự khác nhau.
Hiện nay MSDS đã được chuyển đổi sang SDS nhằm tạo ra một cách thức đơn giản và hiệu quả để giúp cả người mua và người bán nắm bắt các thông tin cần thiết về an toàn hóa chất.

Việc vận chuyển hàng hóa chất Bắc Nam cũng cần thông qua các thuật ngữ để có thể đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Khái niệm SDS là gì cần thực hiện nghiêm ngặt theo quy chuẩn để đảm bảo hàng hóa tốt nhất.

 

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI