An toàn vận tải là gì? An toàn trong vận chuyển hàng hóa.

An toàn vận tải là gì? An toàn vận tải có vai trò gì trong vận chuyển hàng hóa. Hôm nay chung tôi vận tải Phước Tấn cùng với bạn đọc sẽ tìm hiểu sâu vào vấn đề này để nắm được những điều cơ bản nhất về vận tải hàng hóa.

Vận tải là gì? An toàn vận tải là gì?

An toàn vận tải là gì?
An toàn vận tải là gì?

1. Vận tải là gì?

Vận tải (giao thông vận tải) là sự di chuyển hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa, đồ vật từ nơi này đến nơi khác, nhằm thực hiện một mục đích nhất định. Với các phương thức vận tải khác nhau như: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt, đường ống, sử dụng hệ thống phương tiện vận chuyển đa dạng bao gồm: ôtô, xe gắn máy, xe đạp, xe buýt, xe lửa, máy bay, tàu điện, tàu thuyền…

Trong lĩnh vực kinh doanh, vận tải hàng hóa là một dịch vụ chuyên chở hàng hóa, đồ vật từ nơi này đến nơi khác theo yêu cầu của khách hàng bằng các phương tiện vận tải có động cơ, và có thủ tục, giấy tờ đầy đủ, ký kết hợp đồng vận chuyển giữa các bên: khách hàng, cơ sở vận tải, người vận tải, người giao nhận với nhau để sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

2. An toàn vận tải là gì?

Điều quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa trên đường cao tốc đó chính là sự an toàn. Với một chuyến vận chuyển chở hàng an toàn, không những mang lại giá trị kinh tế mà nó còn tăng uy tín của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh về loại hình dịch vụ này.

Để đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường cao tốc hoặc những tuyến đường bộ khác, bên cạnh việc lái xe cẩn thận và chấp hành tham gia giao thông đúng luật thì trước đó phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra một cách tổng thể cũng như bảo dưỡng sau mỗi lần vận chuyển chở hàng. Đây là công việc trước tiên và không thể nào thiếu được trong các chuyến vận chuyển.

Tài xế cần chú ý và kiểm tra các điều sau:

  • Phanh, lốp, đèn chiếu sáng, đèn phanh, xăng xe.
  • Tất cả các thiết bị phải được đảm bảo hoạt động tốt trước khi khởi hành.

Như vậy an toàn vận tải là gì? An toàn trong vận tải hàng hóa chính là hàng hóa còn nguyên vẹn trong suốt quá trình khi vận chuyển, không hư hại, trầy xướt hay mất mát gì so với tình trạng ban đầu.

Những cách để vận chuyển hàng hóa an toàn

1. Kiểm tra kỹ phương tiện vận chuyển

Kiểm tra lốp xe để đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa: Để đảm bảo an toàn khi di chuyển và lưu thông trên đường cao tốc, các chủ phương tiện cần phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn và lốp xe trước khi chạy vào đường cao tốc.

  1. Những lốp xe quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất không được sử dụng.
  2. Các lốp xe đã quá mòn cần phải thay mới, không nên vì tiết kiệm mà cố gắng sử dụng bởi những lốp quá mòn sẽ không có lực ma sát tốt và không bám đường, độ trơn trượt rất cao. Để nhận biết được lốp có bị mòn không rất dễ, lái xe chỉ cần nhìn kỹ vào các đường gân lốp.
  3. Hiện nay với hầu hết các lốp xe đều có dấu hiệu báo mòn hay được gọi là chỉ số mòn lốp TWI. Đó là các mảnh cao su cứng không quan sát được ở lốp thường nhưng sẽ xuất hiện ở những đường gân lốp đã bị mòn khoảng chừng 0,16 cm so với bề mặt của lốp xe. Nếu phát hiện những dấu hiệu này xuất hiện ở 2 đến 3 vị trí khác nhau trên mặt lốp xe thì hãy thay lốp mới để đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa.
  4. Chuẩn bị lốp xe dự phòng luôn là phương án mà các tài xế nên làm.
  5. Các lốp đắp, nứt vỡ, phồng rộp hoặc bị hở lớp bố chịu lực thì không nên sử dụng.
  6. Chỉ sử dụng lốp có chỉ số tốc độ cho phép phù hợp với tốc độ vận hành trên đường cao tốc. Lốp phải được lắp đúng chiều đối với các bánh dẫn hướng với 1 số loại lốp có yêu cầu.
  7. Kiểm tra kỹ các bánh xe, vành xe, và lốp xe kể cả lốp dự phòng. Lốp xe phải được bơm hơi đến áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp đỉnh kỳ theo quy định. Các vật dính, dắt vào lốp phải được gỡ sạch.

Kiểm tra tất cả các thiết bị trên xe: tay lái, bàn đạp thắng xe, đèn chiếu sáng, đèn pha, bình xăng,…

Đóng hàng đảm bảo được an toàn hàng hóa
Đóng hàng đảm bảo được an toàn hàng hóa

Tóm lại để đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa cần kiểm tra độ trụ của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Kiểm tra duy trì đúng áp suất của lốp. Thay thế những lốp xe mòn vượt qua vạch chỉ báo của các nhà sản xuất. Trên xe phải luôn có lốp sơ cua. Là đặt biệt không được chở quá tải trọng.

2. Kinh nghiệm xử lý sự cố đảm bảo an toàn vận chuyển hàng hóa

Trong vận chuyển hàng hóa thì các trường hợp gặp sự cố là vẫn có nhưng rất hy hữu. Các tài xế xe cũng nên tích lũy cho mình một số các kinh nghiệm để khi gặp các tình huống đặc biệt sẽ có biện pháp mà xử lý và không phải luống cuống. Bình tĩnh để xử lý mọi trường hợp.

Hãy di chuyển xe vào làn đường và dừng xe khẩn cấp nếu có thể. Bật đèn xe siêu nhanh 2 bên để báo hiệu cho mọi người biết nguy hiểm, tắt máy, để lại chìa khóa trong ổ khóa xe, sau đó rời khỏi xe và không được khóa cửa.

Khi đã ra khỏi xe thì nhanh chóng liên hệ với công ty, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng điện thoại để thông báo cũng như nhờ sự giúp đỡ.

3. Sắp xếp hàng hóa trên xe vận chuyển an toàn

Một trong những yếu tố nữa để quyết định hàng hóa được an toàn đó là cách sắp xếp hàng hóa trên xe tải vận chuyển.

Sắp xếp hàng gọn gàng, ràng buộc bằng dây an toàn nếu cần thiết để hàng hóa thật chắc chắn.

Hàng hóa cần được đóng thùng, đóng kiện hay palett gỗ bao bọc bởi giấy hay màng chống bể vỡ, rơi rớt hàng hóa.

Kiểm tra khoang xe để hàng hóa chồng chất ngay ngắn và không lung lay, dùng băng keo hay màng bao bọc không để hàng hóa bị rớt, nghiêng ngã.

4. Tham gia giao thông đúng luật theo quy định

Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có nêu rõ:

“Điều 10. Đặt biển báo hạn chế tốc độ”

2.Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.

“Điều 9. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc”

1. Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

2. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Như vậy, trên đường cao tốc, tốc độ tối thiểu và tốc độ tối đa khi di chuyển sẽ được quy định trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. Người điều khiển phương tiện giao thông phải đảm bảo quy định tốc độ tối đa không được vượt quá 120km/h, đồng thời cũng phải đảm bảo tốc độ tối thiểu là 50km/h. Có nghĩa giữ tốc độ trên mặt đường cao tốc phải đảm bảo tốc độ 100 km/h.

Chỉ cần bạn tuân thủ đúng luật giao thông thì sẽ đảm bảo được một phần nào của sự an toàn hàng hóa rồi.

An toàn vận tải hàng hóa
An toàn vận tải hàng hóa

>>> Xem thêm những bài viết có thể bạn cần:

✨ Chành xe là gì?

✨ Tăng bo là gì?

✨ Lệnh cấm xe tải mới nhất

✨ Vận chuyển xe ôtô Bắc Nam

Mong rằng những thông tin trên đây của vận tải bắc nam Phước Tấn có thể giúp bạn đọc hiểu được phần nào về an toàn vận tải là gì? Và giúp được chút ít cho các bác tài đảm bảo được sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng cũng như tính mạng của chính mình.

Chúc các Bác Tài thượng lộ bình an trên mọi tuyến đường vận chuyển!!!

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI