form e là gì? Những lưu ý mới nhất về form e

form e là gì? Mặc dù không phải tất cả các mặt hàng nhập nước này đều có hoặc cần CO mẫu E, nhưng bạn sẽ thấy chứng từ đó rất thông dụng và quan trọng. Bài viết dưới đây Phước Tấn sẽ giới thiệu tới bạn đọc form E là gì? Những điều cần biết về Giấy chứng nhận xuất xứ Form E để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.

form e là gì
                                                                                              form e là gì

 form e là gì?

form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này.

Hàng nhập khẩu về Việt Nam mà dùng CO mẫu E thường là có nguồn gốc Trung Quốc.

Mục đích của mẫu CO form E hợp lệ là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không (thường được giảm thuế). Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.

Tương tự như vậy với hàng xuất khẩu, CO mẫu này xác nhận hàng có xuất xứ từ Việt Nam hoặc ASEAN, nhờ đó người nhập khẩu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi tương ứng tại nước họ.

Tiêu chí xuất xứ form e

Căn cứ mục 9 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 của Bộ Công thương quy định:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở Ô số 11 của C/O Điền vào Ô số 8
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này WO
b) Hàng hóa được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều Nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này PE
c) Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này
– Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) Ghi tỉ lệ phần trăm thực tế hàm lượng giá trị khu vực ACFTA, ví dụ “RVC 50%”
– Chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số CTH
d) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này PSR

Vngrow sẽ giải thích đơn giản từng tiêu chí:

  • Tiêu chí xuất xứ WO – Wholly Owned: Nghĩa là toàn bộ sản phẩm được làm tại Trung Quốc từ nguyên liệu cho đến quá trình sản xuất
  • Tiêu chí xuất xứ PE – Produced Entirely: Nghĩa là sản phảm có thể được gia công ở quốc gia khác nhưng nguyên liệu phải là của Trung Quốc 100%
  • Tiêu chí xuất xứ RVC – Regional Value Content – Hàm lượng giá trị khu vực FTA: Nghĩa là hàng có giá trị hơn 40% của Trung Quốc thì C/O form E được chấp nhận
  • Tiêu chí CTC, CTH: Cái này mất nhiều thời gian và bạn nào chuyên thì tìm hiểu sâu hơn trong sách.
  • Nhập khẩu hàng Trung Quốc được ưu đãi thuế rất nhiều khi có C/O form E. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất khi nhập khẩu hàng Trung Quốc là bị bác C/O, không được hưởng thuế ưu đãi.
  • Vngrow sẽ dùng 2 bộ chứng từ cho 2 loại C/O form E thường gặp để bạn tham khảo.

Quy định về CO form e

Hiện quy định về CO form E được có trong nhiều văn bản pháp luật. Ở đây, tổng hợp một số văn bản quan trọng và phổ biến hay sử dụng trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho khách hàng:

  • Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Thông tư 36)
  • Thông tư 35/2012/TT-BCT và Thông tư 14/2016/TT-BCT bổ sung tên Tổ chức được Bộ công thương ủy quyền cấp C/O theo danh sách ban hành trong Thông tư 36
  • Thông tư 21/2014/TT-BCT sửa đổi bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành trong Thông tư 36
  • Công văn 12149/BCT-XNK ngày 14/12/2012 của Bộ Công Thương về hóa đơn bên thứ ba trong ACFTA
  • Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM – Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu E (có trước thông tư 36)
  • Thông tư 06/2011/ TT-BCT về thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi
  • Quyết định 4286/QĐ-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (chung cho tất cả các mẫu CO, gồm cả Form E)

Ngoài việc nắm được các quy định trên đây, khi thao tác với những lô hàng có Form E, hẳn là sẽ có lúc bạn thắc mắc về nội dung nào đó có ý nghĩa như thế nào?

Dưới đây là từng nội dung cụ thể trong 13 ô trên Form E. hoatieu.vn sẽ điểm qua lại nội dung chính, và lưu ý những điểm quan trọng mà người làm thực tế hay gặp phải.

Nội dung CO form e

Nội dung Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O Form E File Word: Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ form E

Tham khảo hình ảnh mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form E sang Trung Quốc:

Trước hết ở góc phải phía trên Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này phải có những thông tin tham chiếu quan trọng:

  • Số CO (Reference Number), ví dụ: E17GDDGWJ1690126
  • Cụm từ tiếng Anh trong đó có dòng “FORM E”
  • Tên nước phát hành, ví dụ: THE PEOPLE’S REPLUBLIC OF CHINA

Tiếp đó là 13 ô nội dung:

Ô số 1: Thông tin nhà xuất khẩu: tên công ty, địa chỉ. Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).

Ô số 2: Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải và tuyến đường. Có 4 nội dung chính

  • Ngày khởi hành: là ngày tàu chạy trên vận đơn
  • Tên tàu + số chuyến, hoặc tên tàu bay (thực ra trong quy định không đề cập đến số chuyến, nhưng thực tế thì các CO đều thấy có kèm theo số chuyến sau tên tàu)
  • Tên cảng dỡ hàng
  • Tuyến đường và phương thức vận chuyển, chẳng hạn: From China Port, China to Saigon Port, Vietnam by Ship

Ô số 4: Dành cho cơ quan cấp CO, doanh nghiệp không cần quan tâm nhiều đến ô này

Ô số 5 & 6: Không quan trọng lắm

Ô số 7: Số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa (gồm cả lượng hàng và mã HS nước nhập khẩu).

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ.

Một số trường hợp hay gặp:

  • “WO” = Wholy Owned: xuất xứ thuần túy, nghĩa là 100%
  • Số % cụ thể, chẳng hạn 90%, nghĩa là 90% hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc

Lưu ý: giá trị hàm lượng xuất xứ dưới 40% thì coi như không có xuất xứ.

  • Ô số 9: Trọng lượng toàn bộ (hoặc lượng khác) và giá trị FOB. Ô số 10: Số và ngày Invoice, chính là số liệu lấy từ Invoice, lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng, tránh sai sót, nhầm lẫn.
  • Ô số 11: tên nước xuất khẩu (vd: CHINA), nhập khẩu (VIETNAM), địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO.
  • Mặc dù nội dung trong ô này ít khi bị sai, nhưng cũng không phải là không thể. Một số trường hợp 1 lô hàng nhập mà ô 11 để sai tên nước nhập khẩu là INDONESIA thay vì VIETNAM. Có lẽ do đã copy/paste sai trong khâu chứng từ?!
  • Ô số 12: Xác nhận Chữ ký của người được ủy quyền, dấu của tổ chức cấp CO, địa điểm và ngày cấp. Với hàng từ Trung Quốc, chữ ký tiếng Hoa có nét tượng hình, không dịch ra phiên âm được. Cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với chữ ký trong cơ sở dữ liệu của họ.

Lưu ý: trên dấu của Trung Quốc lại có chữ FORM A thay vì FORM E. Nhưng điều này là hợp lệ, vì đã có quy định … chấp nhận.

Ô số 13: Một số lựa chọn, tick vào ô tương ứng nếu thuộc trường hợp đó

  • Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
  • Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
  • Movement Certificate: Trường hợp hàng được cấp C/O giáp lưng
  • Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba (chi tiết trong phần tiếp)

CO form e có hóa đơn bên thứ 3

Đây là trường hợp mà CO có hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3, còn gọi là CO form E third party invoicing.

Để đáp ứng được trường hợp này, trên CO phải có 4 điều kiện:

  • Ô số 1: thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA (vd: China)
  • Ô số 7: có tên công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở
  • Ô số 10: số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với Invoice mua bán)
  • Ô số 13: tick vào mục Third Party Invoicing

Qua bài viết trên, Vận tải Phước Tấn hy vọng đã giúp các bạn 1 phần nào đó hiểu được về form e là gì và những lưu ý mới nhất về form e.

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI