MTO LÀ GÌ? MTO TRONG VẬN TẢI & CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

MTO là gì? Là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Tiếng Anh: Multimodal Transport Operator, viết tắt: MTO) có thể là người chuyên chở thực tế và người thầu chuyên chở. Hãy cùng Phước Tấn tìm hiểu sâu hơn về MTO ngay dưới đây.

MTO LÀ GÌ?
MTO LÀ GÌ?

Định nghĩa MTO là gì?

Người kinh doanh vận tải đa phương thức trong tiếng Anh là Multimodal Transport Operator, viết tắt là MTO.

MTO là bất kì người nào kí kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và người này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như một người chuyên chở. Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở.

Các loại MTO

Sau khi đã biết được MTO là gì rồi thì chúng ta cùng tìm hiểu xem MTO có những loại nào và những thông tin liên quan đến MTO trong vận tải đa phương thức ngay sau đây. Cụ thể, MTO có 2 loại:

👉Xem thêm: Bill of lading là gì?

MTO có tàu (Vessel Operating Multimodal Transport Operators – VO – MTOs)

Loại này bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh, khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương thức tức là đóng vai trò MTO.

Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không mà khải ký hợp đồng để thuê chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng vận tải đa phương thức.

MTO không có tàu (Non Vessel Operating Multimodal Transport Operators – NVO – MTOs)

Loại này có thể do những người sau đây cung cấp dịch vụ:

  • Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển như ô tô, máy bay, tàu hỏa. Họ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, do đó phải đi thuê các phương tiện vận tải nào họ không có.
  • Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng.
  • Những người chuyên chở công cộng không có tàu.
  • Người giao nhận (Freight Forwarder). Hiện nay những người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Phương thức này thích hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam vì không đòi hỏi tập trung một lượng lớn vốn đầu tư, hơn nữa có thể tập trung khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Các loại chứng từ vận tải đa phương thức

Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế ngày 05/10/1980 cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực, cho nên chưa có mẫu chứng từ vẫn tải đa phương thức mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng. Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế về vận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh. Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp:

  • Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading). Đây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức. Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, là chứng từ có thể lưu thông và được các ngân hàng chấp nhận thanh toán.
MTO - VẬN ĐƠN FIATA
MTO – VẬN ĐƠN FIATA
  • Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC – Combined Transport Document). COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển sử dụng. Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua.
  • Chứng từ vận tải đa phương thức (MULTIDOC – Multimodal Transport Document). MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo dựa trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức. Do công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng.
  • Chứng từ vừa dùng cho vận tải đa phương thức vừa dùng cho vận tải đường biển (Bill of Lading for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment). Đây là loại chứng từ do các hãng tàu phát hành để mở rộng kinh doanh sang các phương thức khác nếu khách hàng cần.

Một số nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức nhìn chung có những nội dung cơ bản sau:

  • Tính chất chung của hàng hóa, ký mã hiệu cần thiết để nhận diện hàng hóa, một sự kê khai rõ ràng cả số bì, số lượng, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp, tình trạng bao bì của hàng hóa.
  • Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
  • Tên người gửi hàng.
  • Tên người nhận hàng nếu được người gửi hàng chỉ định.
  • Địa điểm và thời gian mà người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng.
  • Địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng nếu được thỏa thuận rõ ràng giữa các bên.
  • Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức.
  • Chữ ký của MTO hoặc người được MTO ủy quyền.
  • Tiền cước cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thỏa thuận rõ ràng giữa các bên.
  • Hình thức vận chuyển và địa điểm chuyển tải.

Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức

Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành;
  • Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;
  • Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;
  • Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC;
  • Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP.

Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  2. Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
  3. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
  4. Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Sau khi ra đời, Nghị định 87 được đánh giá làm “rối rắm” thêm vận tải đa phương thức, do có “Sáng tạo trong làm luật?”. Và một trong những vấn đề làm doanh nghiệp bối rối là cách thức lập hồ sơ xin được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

MTO - VẬN TẢI PHƯỚC TẤN
MTO – VẬN TẢI PHƯỚC TẤN

Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao Thông Vận Tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  3. Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.

Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức

Vận tải container trong vận tải đa phương thức

Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container. Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không.

Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng. Đặc biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng vận tải khác). Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng.

👉 Xem thêm: Proforma invoice là gì?

Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng. Người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tầu. Đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt, để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất.

Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức 

Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống.

Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên.

Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường. Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức.

Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức

Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng.

  • Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m. Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức .
  • Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa. Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe.
  • Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa. Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu. Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container.

Như vậy, trong vận tải đa phương thức thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá quan trọng nhất là sử dụng các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích hợp trên các ga và bãi chứa hàng.

Vận tải biển trong vận tải đa phương thức

Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không. Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng. Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại.

Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa

MTO - VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
MTO – VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Các đầu mối chuyển tiếp trong vận tải đa phương thức

1. Cảng nội địa (Inland Clearance Deport – ICD)

Cảng nội địa được xem như là một yếu tố của cơ sở hạ tầng trong hệ thống vận tải đa phương thức. Cảng nội địa được đặt ở một vị trí cách xa cảng biển, ở sâu trong đất liền, với chức năng:

👉Làm thủ tục hải quan (các container khi nhập cảng được chuyển ngay tới cảng nội địa để làm thủ tục)

👉Nơi chuyển tiếp các container sang các phương tiện khác, nơi để gom hàng lẻ vào container.

👉Nơi để hoàn chỉnh thủ tục chờ xuất cảng

👉Với những chức năng đó, các cảng container nội địa cần được trang bị những thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc đóng và dỡ hàng khỏi container

2. Bến container.

Xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức.

Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng bến container chuyên dụng là cần một diện tích đủ lớn để làm nơi hoạt động của các cần trục trên bờ:

👉Làm các bãi bảo quản container

👉Làm đường đi lại cho các phương tiện đường sắt, ôtô

👉Nơi đỗ của các xe nâng chuyển

👉Nơi làm xưởng phục vụ

👉Nơi làm nhà cửa của cơ quan quản lý và hành chính.

Tuỳ theo điều kiện thực tế về lưu lượng container cần thiết dỡ thông qua bến cảng, cũng như những điều kiện riêng của mỗi địa phương mà thiết kế diện tích bến cảng container cho phù hợp.

Ðộ sâu của bến cầu tầu đối với cảng container cỡ lớn phải đảm bảo cho tầu container có sức chở lớn (trên 2.000 TEU) vào làm hàng. Khả năng tiếp nhận tầu cũng như khả năng thông quan ở các bến cảng container phải tính toán để không xảy ra tình trạng tầu phải chờ xếp dỡ.

👉 Xem thêm: Vận đơn là gì?

Trên bến cảng container chuyên dụng thường được trang bị các thiết bị bốc xếp, nâng chuyển có năng suất xếp dỡ cao. Tổ hợp cơ giới hoá xếp dỡ container trên các bến container chuyên dụng được thiết kế đồng bộ đảm bảo quá trình làm hàng cho tầu, bốc xếp, bảo quản và phân loại trên cơ sở một sơ đồ hợp lý.

Ðịa điểm giao hàng

  • Ngày hay thời hạn giao hàng ở địa điểm giao nếu được thoả thuận rõ ràng giữa các bên
  • Nói rõ chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được hay không lưu thông được
  • Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức
  • Chữ ký của MTO hoặc người được anh ta uỷ quyền
  • Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thoả thuận rõ ràng giữa các bên hoặc tiền cước kể cả loại tiền ở mức người nhận hàng phải trả hoặc chỉ dẫn nào khác nói lên tiền cước do người nhận phải trả
  • Hình thức dự kiến các phương thức vận tải và các địa điểm chuyển tải nếu đã biết khi cấp chứng từ vận tải đa phương thức.

Ðiều nói về việc áp dụng công ước: Bất cứ chi tiết nào khác mà các bên có thể thoả thuận với nhau và ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với luật pháp của nước nơi chứng từ vận tải đa phương thức được cấp.

MTO - Multimodal Transport Operator
MTO – Multimodal Transport Operator

Đến đây chắc hẳn Bạn đã biết MTO là gì rồi đúng không? Mong rằng những thông tin Phước Tấn nêu ra trên đây sẽ giúp ích cho các bạn.

👉 Xem thêm: Container là gì?

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI