Hàng nhập khẩu là gì? Những vấn đề liên quan đến nhập khẩu mà bạn cần biết. Trong kinh doanh các sản phẩm hàng hóa nước ngoài đều phải thông qua các cách nhập khẩu chúng về trong nước. Tuy nhiên, với hình thức nhập hàng lại được phân biệt khác nhau và có tên gọi hàng hóa khác nhau. Nhưng nhiều người lại mặc định tất cả các mặt hàng nhập từ nước ngoài về nước đều là hàng nhập khẩu. Điều này không hề đúng, hãy là người tiêu dùng thông thái, bạn cần nắm rõ hơn về khái niệm hàng nhập khẩu là gì?
Những thông tin cụ thể và chi tiết sẽ được Phước Tấn mổ sẻ qua bài viết dưới đây.
Khái niệm hàng nhập khẩu là gì?
Hàng nhập khẩu là hàng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài bởi doanh nghiệp trong nước, không thông qua nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Hàng này vẫn đảm bảo là mới 100% và còn nguyên hộp.
Hoặc hiểu theo cách khác hàng nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. Như vậy, dù nhà máy này do người Việt Nam làm chủ, sử dụng nhân công Việt Nam, thậm chí có dùng một phần nguyên liệu từ Việt Nam cũng đều được xem là hàng nhập khẩu. Điều này phù hợp với quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đến đây bạn đã hiểu khái niệm hàng nhập khẩu là gì rồi chứ, vậy hãy tìm hiểu những thủ tục và điều kiện để được nhập hàng hóa vào thị trường Việt Nam để giúp ích cho bạn nếu muốn nhập hàng hóa về kinh doanh.
Những điều cần biết về hàng nhập khẩu
Đặc điểm và điều kiện lưu hành hàng nhập khẩu trên thị trường
Hàng nhập khẩu cần có đầy đủ giấy tờ chứng nhận sản phẩm của từ quốc gia gốc đến đất nước nhập khẩu hàng hóa đó vào. Khi nhập khẩu hàng về Việt Nam thì có thể đi qua nhiều đường vận chuyển và phương tiện như: đường hàng không, đường biển, đường bộ. Hàng hóa sẽ được về trực tiếp qua các cửa khẩu dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của hải quan. Và việc nhập hàng qua các cơ quan hải quan sẽ phải đóng thuế VAT.
Khi hàng nhập khẩu đã vào thị trường Việt Nam thì cá nhân, tổ chức nhập hàng cần phải xin đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ theo quy định pháp luật liên quan đến hàng nhập khẩu thì mới có thể lưu hành trong nước được. Yêu cầu cơ bản của hàng nhập khẩu đó là tem phụ, tem phụ có chức năng dịch lại nội dung thông tin hàng hóa nhập khẩu để người tiêu Việt Nam có thể hiểu được sản phẩm.
Có những loại sản phẩm bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh riêng kèm theo thì mới có thể lưu hành trên thị trường Việt Nam được, như những dòng sản phẩm sau đây: thực phẩm chức năng, thuốc uống, kính áp tròng, mỹ phẩm,..
Xem thêm bài viết: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
1.Nhập khẩu trực tiếp
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
2.Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê những các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình.
Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt.
Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.
Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Lưu ý, có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.
Xem thêm bài viết khác: Doanh thu ròng là gì?
Nhập khẩu gia công
Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.
Trên đây là một số hình thức nhập khẩu phổ biến mà bạn có thể gặp.
Dù áp dụng bất cứ hình thức nào, bạn cũng cần xem xét hàng hóa nhập khẩu có thuộc diện hàng bị cấm nhập hay không, hàng có giấy phép nhập khẩu chưa và có cần kiểm tra chất lượng hay không? Việc tìm hiểu này là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tránh nhập phải những mặt hàng cấm, hoặc không đủ thời gian xin giấy phép, hạn chế rủi ro về chất lượng hàng hóa cũng như chi phí kho bãi…
Để tìm hiểu thêm mặt hàng nào bị cấm, hay phải xin giấy phép, bạn hãy tìm đọc Nghị định 187/2013/NĐ-CP và thông tư 04/2014/TT-BTC (lưu ý xem cả phần phụ lục nhé).
Sau khi đã xác nhận kỹ lưỡng về hàng hóa nhập khẩu, bạn cần phải thực hiện hàng loạt những thủ tục khác như:
- Ký kết hợp đồng ngoại thương;
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế;
- Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu ;
- Chuyển hàng về kho riêng…
Đó chỉ là những bước cơ bản nhất khi nhập khẩu hàng hóa.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi nhập khẩu là gì và kinh nghiệm khi nhập khẩu hàng hóa mà những người mới làm về xuất nhập khẩu cần quan tâm và tìm hiểu kỹ.
Thủ tục cần khi nhập hàng nhập khẩu
Kê khai thông tin IDA (Thông tin nhập khẩu)
- Cần khai đúng đủ các thông tin nhập khẩu, các thông tin được nhập vào màn hình IDA dựa theo tiêu chuẩn 133 đủ tiêu chí và được gửi tới VNACCS.
- Hệ thống sẽ tự động cập nhật hoàn thiện các bước sau đó như tự cấp sổ cho người khai. Tự xuất chỉ tiêu về thuế suất áp dụng hàng hóa thông tin kê khai , tên gọi tương ứng với các mã nhập hàng, tính toán chỉ tiêu tương ứng với thuế, giá trị,…
- Sau tất cả các nhiệm vụ trên, hệ thống sẽ gửi phản hồi đến màn hình IDC – Đăng ký tờ khai và cấp số cho người khai, đồng thời tờ khai IDA cũng sẽ được lưu lại trên hệ thống.
Đăng ký tờ khai IDC
Sau khi nhập màn hình IDA thì bạn cần phải đăng ký IDC. IDC là sự phản hồi của hệ thống. Bạn sẽ phải kiểm tra lại thông tin khai báo mà hệ thống VNACCS đã tính toán được và xuất ra. Nếu như đảm bảo các thông tin này đã chính xác thì bạn sẽ gửi nó tới hệ thống để tiếp tục đăng ký tờ IDC.
Còn trường hợp thông tin có sai soát, thông tin không chính xác thì bạn cần phải dùng IDB để có thể quay lại màn hình IDA điều chỉnh lại thông tin.
Kiểm tra lại các điều kiện đăng ký IDC
Trước khi tiến hành đăng ký tờ khai ID thì hệ thống khai báo hải quan cũng sẽ kiểm tra lại một cách tự động những doanh nghiệp nào chưa đủ điều kiện đăng ký, chẳng hạn như những doanh nghiệp sau sẽ bị loại khỏi danh sách đủ điều kiện: Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, doanh nghiệp phá sản, giải thể, doanh nghiệp đang gánh nợ hơn 90 ngày,…Nếu như không đủ điều kiện thì hệ thống hải quan cũng sẽ thông báo rõ ràng cho doanh nghiệp.
Các thủ tục khác
Đến bước thứ 4, hệ thống sẽ dựa vào tờ khai hải quan đã đăng ký để phân luồng, thông quan. Trong đó các tờ khai đã được đăng ký bởi các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khai hải quan sẽ đưuọc chia ra 3 luồng theo tên màu sắc, đó là: luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng.
Xem thêm: Booking note là gì?
Sau khi có kết quả phần luồng từ hệ thống, bạn làm bước tiếp theo:
Luồng Xanh:
Về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Tuy nhiên, trên thực tế ở các chi cục ở Hải Phòng, tôi thấy người khai vẫn phải xuống hải quan để kiểm tra xem thuế đã nổi trong tài khoản kho bạc của hải quan hay chưa. Đồng thời cán bộ hải quan cũng check lướt qua xem tờ khai có vấn đề gì hay không. Nếu phát hiện thấy sai sót (nghiêm trọng) trong khai báo, hải quan vẫn có thể dừng thủ tục lại, và đề nghị lãnh đạo chuyển luồng (nếu cần).
Quả thật như vậy thì chưa đúng nghĩa thực sự của luồng xanh. Do đó, bạn vẫn nên chuẩn bị sẵn bộ chứng từ hàng hóa, để giải trình khi cần. Vậy mới chắc ăn!
Luồng Vàng:
Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:
- Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
- Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.
Chi tiết về hồ sơ hải quan & quy trình thủ tục, bạn có thể tham khảo thêm:
- Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi trong thông tư 39/2018/TT-BTC).
- Với hồ sơ hải quan điện tử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC
Luồng Đỏ:
Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.
Trước hết, bạn vẫn phải có bộ hồ sơ như luồng vàng trên đây. Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.
Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công (gọi vui là “kiểm phanh”). Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (rất mệt mỏi và tốn kém!).
Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi cục. Bạn in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục đổi lệnh & ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.
Thêm một chi tiết hữu ích, trong quá trình làm thủ tục, bạn có thể vào website của Tổng cục hải quan để cập nhật tình trạng một số bước công việc:
- Tra cứu nộp thuế, nợ thuế hải quan: sau khi nộp thuế xong, tra cứu nếu thấy tình trạng là “Hết nợ”, nghĩa là tiền thuế đã vào tài khoản của hải quan. Nếu chưa thì phải đợi, và nên kiểm tra lại khâu nộp thuế, nếu cần.
- Tra cứu tờ khai hải quan: tra cứu xem tình trang của tờ khai thế nào: đã thông quan hay chưa, ngày giờ thông quan…
- In mã vạch tờ khai hải quan: nếu có mã vạch là đã thông quan.
Trên đây là một số trong tin về hàng nhập khẩu là gì? Và những điều cần biết về hàng nhập khẩu mà Phước Tấn đã chọn lọc cho bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình nhập hàng hóa của bạn.
Xem thêm: Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?