Hàng tồn kho là gì? Làm sao để quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Hàng tồn kho là gì? Có những loại hàng tồn kho nào? Nên quản lý hàng tồn kho ra sao và mục đích của việc quản lý hàng tồn kho là gì? Hãy khám phá ngay sau đây cùng Phước Tấn.

Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là gì?

” Hàng tồn kho là gì? “ Chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người nghe sơ qua sẽ có suy nghĩ là hàng không bán được, hàng lỗi thời, hàng bị hỏng, bị lỗi khi sản xuất,..Hay nói đơn giản hơn hàng tồn được nhiều người nghĩ là mặt hàng bị ế và sẽ bị thanh lý. Tuy nhiên khái niệm này hoàn toàn sai. Vậy hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là hàng được các doanh nghiệp kinh doanh giữ lại để bán ra sau cùng. Hiểu đơn giản hơn, hàng tồn kho chính là những mặt hàng dự trữ để doanh nghiệp bán ra trong quá trình sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm mới tiếp theo đó.

Doanh nghiệp sẽ tận dụng hàng tồn kho như một tài sản ngắn hạn, sau đó tiêu thụ hàng hóa hoặc đưa chúng vào quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì giá trị của chúng được tận dụng trong trường hợp cung cấp hàng hóa kịp thời vì khách hàng có thể đặt hàng bất cứ lúc nào, hoặc bổ sung vào sản xuất.

>>>Xem thêm: Cung ứng là gì?

Làm sao để quản lý hàng tồn kho hiệu quả?

Muốn biết cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì trước tiên bạn phải biết quản lý hàng tồn kho là gì? Mục đích quản lý hàng tồn kho và nắm được những tính đặc trưng mặt hàng mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh.

Quản lý hàng tồn kho là gì?

Phân biệt loại hàng tồn
Phân biệt loại hàng tồn

Quản lý hàng tồn kho là việc kiểm soát quá trình đặt hàng, lưu trữ và sử dụng hàng tồn kho trong doanh nghiệp. Quản lý việc nhập kho và xử lý các mặt hàng đó.

Dựa vào đặc điểm hàng hóa hàng tồn được chia thành 4 loại cơ bản như sau:

  • Hàng tồn là nguồn vật tư: Chính là những đồ dùng văn phòng, dầu, bóng đèn, nhiên liệu,  các vật liệu làm sạch máy và những vật tư khác có giá trị sử dụng tương đương. Đây đều là những vật tư quan trọng và cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Hàng tồn là nguyên liệu thô: Chính là những nguyên liệu thô được dùng để bán đi hoặc doanh nghiệp sẽ giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất trong tương lai, được gửi đi để gia công hoặc chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Hàng tồn là bán thành phẩm: Chính là những sản phẩm được đưa vào quá trình sản xuất tuy nhiên chưa hoàn thành và sản phẩm mặc dù đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục hoàn thành sau khi sản xuất.
  • Hàng tồn là thành phẩm: Chính là những sản phẩm đã hoàn chỉnh sau khi trải qua quá trình sản xuất.

Doanh nghiệp phải thường xuyên sử dụng kho hàng và việc quản lý hàng tồn kho thì vô cùng quan trọng quyết định đến các kế hoạch khác trong việc sản xuất và điều chuyển hàng hóa. Một người quản lý kho cần phải nắm được các tiêu chí cần thiết để đảm bảo kho hàng hoạt động hiệu quả.

>>> Xem thêm: Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì?

Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, bạn cần phải biết được:

  • Tỷ lệ hàng tồn kho hợp lý là bao nhiêu?
  • Cách kiểm soát lượng hàng tồn như thế nào?
  • Diện tích kho hàng có đủ điều kiện chứa số lượng hàng hóa như vậy không?
  • Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc sản xuất, trang thiết bị có đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nguyên vật liệu và thời gian sản xuất hay không?
  • Nhu cầu của khách hàng về mặt hàng?
  • Chi phí quản lý trong thời gian hàng tồn kho có phù hợp không?
  • Chi phí cơ hội của việc quản lý hàng tồn kho.

Việc quản lý tồn kho là một quy trình trong chuỗi cung ứng giúp giám sát được quá trình vận chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến kho hàng lưu trữ, và sau đó chuyển đến các điểm giao dịch mua bán.

Với những doanh nghiệp lớn hay có chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, lưu chuyển phức tạp thì việc quản trị kho hàng có rủi ro cao hơn, khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng tồn kho. Do vậy, việc lựa chọn phương thức quản lý phù hợp là điều mà doanh nghiệp đó cân nhắc thực hiện nhằm tối đa hóa lợi ích, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.

>>> Xem thêm: freight collect là gì?

Mục đích quản trị hàng tồn kho

Doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn bán hết các hàng hóa sẵn có, và không muốn có hàng hóa tồn trong kho trong thời gian dài vì phải mất chi phí trong việc bù lỗ hàng hóa mất mát/hư hại/lỗi thời và việc quản lý hàng hóa trong kho.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lưu giữ một số lượng hàng nhất định trong kho để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng hoặc tránh làm gián đoạn quy trình sản xuất. Vậy mục đích để quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp theo các hoạt động sau đây:

Vai trò hàng tồn kho
Vai trò hàng tồn kho

1.Giao dịch

Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránhcác trường hợp gây tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng hay không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.

Duy trì mức tồn kho hợp lý cho doanh nghiệp:

Khi quản lý hàng tổn kho, bạn biết được số lượng hàng đang có trong kho, tránh tình trạng thiếu sản phẩm và lưu giữ vừa đủ hàng tồn kho cần thiết. Bên cạnh đó, bạn nắm được lượng hàng biến động trong kho hàng nhiều hay ít, có sự thay đổi như thế nào từ đó rút ra được nhu cầu của khách hàng, và đảm bảo lượng hàng hóa phù hợp trong kho.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng:

Quản lý chính xác lượng hàng tồn kho sẽ giúp tránh nguy cơ “cháy hàng” khi khách hàng không thể tìm thấy sản phẩm họ muốn khi đến với bạn. Khi đó, khách hàng sẽ tin tưởng và trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp.

Tiết kiệm thời gian:

Quản lý tồn kho hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp biết sự thay đổi hàng hóa trong kho giúp tiết kiệm thời gian thay vì phải kiểm tra và đếm từng mặt hàng. Việc sử dụng hệ thống quản lý vừa tiết kiếm thời gian, lại tránh được các sai sót không đáng.

Tiết kiệm chi phí:

Khi lượng hàng tồn kho được tính vào mức vừa đủ, thì doanh nghiệp sẽ tiết kiêm được một khoản lớn chi phí lưu kho. Quản lý hàng tồn kho sẽ giúp bạn điều chỉnh hợp lý số lượng hàng hóa căn cứ vào số liệu hàng nhập và xuất kho, nhờ đó, bạn vạch ra được kế hoạch cho việc sản xuất và lưu trừ mặt hàng hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và đầu tư vào các mặt hàng đem lại lợi ích cao hơn.

2.Dự phòng

Phương án dự phòng là trường hợp doanh nghiệp hạn chế rủi ro hoặc cung cấp lợi ích cho doanh nghiệp:

Trong trường hợp, vào một thời điểm nào đó, nhu cầu về hàng hóa đột nhiên tăng lên, thị trường không đủ hàng hóa để cung ứng, đây là thời điểm mà hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi ích.

Trường hợp quá trình sản xuất bị thiếu hụt nguyên liệu, nhưng thị trường đang thiếu hụt nguyên liệu đó, thì hàng tồn kho giúp ích cho doanh nghiệp bổ sung nguyên liệu và tránh bị ép giá cao do doanh nghiệp khác đầu cơ.

Hàng tồn kho
Hàng tồn kho

3.Đầu cơ

Giá cả thường xuyên biến động, và thường có xu hướng tăng lên, vì vậy nếu doanh nghiệp tích trữ một lượng hàng nhất định trong kho sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Lượng hàng tích trữ này là hàng hóa hay nguyên vật liệu đều có ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ lưu trữ nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm (có thời hạn lâu) – để phục vụ cho quá trình sản xuất vì nguyên liệu chưa qua sản xuất thì chỉ mất chi phí đầu vào và có thể điều chỉnh quá trình ra các thành phẩm khác nhau, giảm thiểu việc lỗi thời sản phẩm.

Trên đây là bài chia sẻ về Hàng tồn kho là gì? Mục đích quản trị hàng tồn kho, được đội ngũ nhân viên Phước Tấn – đơn vị vận chuyển hàng hóa chọn lọc. Hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tập và công việc của bạn.

»»»» Tham khảo: Hàng nhập khẩu là gì?

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI