XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ? NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất nhập khẩu là gì? Bạn biết gì về lĩnh vực xuất nhập khẩu? Là một trong những quốc gia đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đang không ngừng đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Tính đến năm 2021, xuất nhập khẩu chính là một trong những mũi nhọn hàng đầu, đưa nền kinh tế quốc dân đạt đến những cột mốc tăng trưởng mới. 

Đây cũng là ngành nghề được không ít bạn trẻ quan tâm hiện nay. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu như thế nào? Bài viết sau đây, Vận Tải Phước Tấn sẽ mang đến cho bạn bức tranh toàn cảnh về vấn đề này.

Hotline: 0917.932.788 – Ms Tiên

XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?
XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

CÁC KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

XUẤT KHẨU LÀ GÌ?

Xuất khẩu là ngành mang lại nguồn ngoại tệ cao. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ này có thể là tiền của một trong hai nước trên. Ở Việt Nam, các loại hàng hóa thường mang đi xuất khẩu thường là nông sản. Ngoài ra còn có thủy sản, quần áo, giày dép…Các mặt hàng này cần đảm bảo tiêu chuẩn tùy vào quốc gia muốn nhập hàng.

NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia. Quốc gia này sẽ mua hàng hóa, dịch vụ mà mình không có, không tự sản xuất được từ quốc gia khác thông qua tiền tệ. Ở Việt Nam, mặt hàng đang được nhập khẩu chủ yếu là các đồ công nghệ. Như máy tính, linh kiện điện tử, xăng dầu, ô tô…

XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu. 

Bạn có thể tham khảo khái niệm xuất nhập khẩu đã được nêu rõ trong Luật Thương mại như sau:

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành. 

Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:

  • Incoterms: Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
  •  Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài. 
  •  UCP: UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

Ngoài ra còn vô số thuật ngữ và khái niệm khác mà bạn cần nắm rõ để có thể làm việc trong mảng xuất nhập khẩu. Tuỳ vào vị trí công việc của bạn thì sẽ có những khái niệm riêng.

CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU

Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu.

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:

  • Nhân viên mua hàng.
  • Nhân viên chứng từ.
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên hiện trường.
  • Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
  • ….

Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
  • Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
  • Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
  • Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau. 
  • Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
  • Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,…

Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.

CÁC KIẾN THỨC VỀ NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU CẦN BIẾT

Giao nhận vận tải

Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng chính đó là vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế. Với giao nhận nội địa, bạn cần nắm rõ mục đích, các vận hành và những loại phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Cần nắm rõ các tuyến đường giao thông, cảng biển và cảng sông nội địa.

Còn với giao nhận quốc tế, nhân viên cần nắm rõ các hình thức vận tải cùng phí đi kèm. Nắm rõ danh sách các cảng biển và sân bay quốc tế tại hai quốc gia giao và nhận. Bên cạnh đó, chứng từ quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng cần được chú ý.

Thanh toán quốc tế

Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan sẽ bao gồm các chính sách hải quan, các thông tư và chính sách liên quan đến việc xuất nhập khẩu đối với 1 lô hàng. Bạn cần có hiểu biết chuyên môn về quy trình làm việc của hải quan để có thể thông quan trót lọt các lô hàng khi qua xửa khẩu.

Chứng từ xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu có khá nhiều loại. Tùy theo từng loại hàng, nước xuất khẩu, nhập khẩu, và nhu cầu cụ thể của bên mua, bên bán, mà chứng từ cụ thể lại có sự thay đổi khác nhau.

Trong quá trình thương mại, 2 bên mua bán tiếp cận, liên hệ, làm việc với nhau, Họ sẽ thương thảo, đàm phát, và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng ngoại thương (Sale Contract). Người bán sẽ soạn thảo tóm tắt nội dung chính về lô hàng và nội dung thanh toán trong hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice). Căn cứ vào đó, người mua phát hành lnh đặt hàng (Purchase Order) hoặc Tín dụng thư (Letter of Credit) để người bán chuẩn bị và gửi hàng theo điều khoản đã thỏa thuận.

Vào ngày giao hàng đã thỏa thuận, người bán thu xếp hàng để gửi đi. Đây là thời điểm họ sẽ phát hành Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List). Đồng thời, người bán cũng sẽ làm thủ tục để được cấp một số chứng từ khác (tùy loại hàng), chẳng hạn như:

  • Vận đơn (Bill) (tùy phương thức mà có hay vận đơn hàng không)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ: các mẫu CO form E, form D…
  • Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA)
  • Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ)
  • Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary), động vật (Veterinary Certificate), chứng nhận sức khỏe (Health Certificate), hun trùng (Fumigation Certificate)
  • Đơn bảo hiểm hàng hóa (Insurance Policy), nếu người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa XNK

Ngoài ra còn có một số loại giấy phép đối với một số mặt hàng khi nhập khẩu cần phải có như:

  • Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy
  • Khai báo hóa chất
  • Đăng kiểm xe máy chuyên dùng
  • Kiểm dịch thực vật
  • Hun trùng

Về thuế xuất nhập khẩu

  • Luật thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế hải quan
  • Thuế xuất khẩu
  • Thuế nhập khẩu
  • Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất

Đối với các lô hàng quốc tế, chứng từ đi kèm là yếu tố không thể thiếu. Đây là bằng chứng pháp luật đi kèm các lô hàng, giúp các bên rõ ràng trong việc mua bán. 

TẤT TẦN TẬT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
TẤT TẦN TẬT VỀ XUẤT NHẬP KHẨU

ƯU ĐIỂM CỦA XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

  • Xuất nhập khẩu là một trong những con đường đơn giản nhất để hòa nhập vào môi trường thương mại Quốc tế, tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho công nhân;
  • Yêu cầu đầu tư ít hơn về thời gian và tiền bạc khi so sánh với các phương thức gia nhập Thương mại Toàn cầu khác như: Các chương trình cuốc tế, chương trình của Chính phủ các nước…
  • Tương đối ít rủi ro hơn khi so sánh với các con đường kinh doanh Quốc tế khác nhau;
  • Bởi tại vì, mỗi Quốc gia không thể nào tự cung tự cấp 100% được, cho nên xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Quốc gia đó. Nếu cấm vận hoặc phong tỏa xuất nhập khẩu thì Quốc gia đó rất khó để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng;
  • Giúp các Quốc gia tiếp cận nhanh chóng các công nghệ tốt nhất thế giới hiện nay, đồng thời cũng là nơi để sản phẩm của các doanh nghiệp được trao đổi, giao lưu với Quốc tế
  • Nó cho phép kiểm soát tốt hơn đối với các hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro gặp phải;

HẠN CHẾ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

Tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đối với ngành xuất nhập khẩu cũng như vậy:

  • Xuất nhập khẩu tốn một số chi phí như: Chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo vệ, bảo hiểm. Tạo nên tổng chi phí của các mặt hàng
  • Không thể xuất khẩu đi được trong trường hợp nước đó tạm ngưng nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu mặt hàng đó; hoặc cũng có thể bị cấm vận thương mại;
  • Các tổ chức trong nước sẽ có cơ hội tiếp cận khách hàng tốt hơn rất nhiều so với các đơn vị xuất khẩu từ nước ngoài. Họ sẽ phục vụ khách hàng trong nước của mình tốt hơn nhiều so với các đơn vị nằm bên ngoài quốc gia của họ;
  • Hàng hóa phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng. Bất kỳ hàng hóa nào chất lượng thấp mà xuất khẩu vào Quốc gia khác sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín của Quốc gia và sẽ bị các nước chú ý không chỉ về mặt hàng đó mà còn là tất cả các ngành hàng khác;
  • Xin giấy phép, thủ tục giấy tờ, quy trình làm việc, hải quan là tất cả những điều gây nên sự khó khăn, đâu đầu, tốn thời gian, tiền bạc và rất nhiều sự bực bội cho người làm công tác xuất nhập khẩu. Vậy nên, khi hỏi xuất nhập khẩu là gì thì nhiều người cũng phải thấy ớn lạnh;
  • Hơn nữa, nếu không cẩn thận thì doanh nghiệp của bạn có thể đánh mất thị trường nội địa và khách hàng hiện tại để lọt vào tay các đơn vị xuất khẩu hàng hóa vào nội địa nước ta nữa đấy!

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP LẠI MUỐN XUẤT NHẬP KHẨU?

  • Còn vì sao các doanh nghiệp lại thích xuất nhập khẩu thì bởi lẽ, đây là con đường đơn giản nhất để thâm nhập vào chuỗi thương mại Toàn cầu, để đi vào một sân chơi lớn hơn, tiềm năng hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Nơi đó, Doanh nghiệp có thể chứng minh được năng lực mạnh mẽ của mình hoặc bị loại ngay từ những vòng đầu tiên
  • Bởi vì, xuất nhập khẩu đòi hỏi ít hơn về mặt thời gian và tiền bạc so với các hình thức tham gia thương mại Toàn cầu khác
  • Xuất nhập khẩu ít rủi ro hơn khi tham gia vào các con đường thương mại quốc tế khác nhau

Chính vì vậy mà các Doanh nghiệp rất ưa thích xuất nhập khẩu các bạn ạ!

Trên đây là những điểm cơ bản nhất của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Vận Tải Phước Tấn.

Ngoài ra, Vận Tải Phước Tấn xin cung cấp thêm một số khái niệm khác để quý khách hàng có thể tham khảo:

Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!!!

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI