Packing là gì? Ý nghĩa của Packing.

Packing là gì? Packing (Packing list) là phiếu đóng gói hàng hóa, phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng, bảng kê còn được gọi là phiếu đóng gói. Đây là một chứng từ không thể thiếu trong  bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trong bài viết dưới đây, Phước Tấn sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng.

Tác dụng của Packing là gì:

  • Packing  là một phần vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu. Khi nhìn vào phiếu đóng gói này ta sẽ thu nhận được những thông tin cụ thể như sau: 
  • Trong container hàng hóa đã được chỉ định có số lượng hàng là bao nhiêu? Trọng lượng là bao nhiêu?
  • Số kiện bao nhiêu, số pallet thế nào? Tại đây có bao nhiêu hàng hay các kiện nhỏ được đóng trong hộp, thùng lớn?
  • Hàng hóa sẽ được bốc dỡ bằng tay (tốn nhiều nhân công, thời gian, tiền bạc) hay là dỡ hàng hóa bằng xe nâng (tiết kiệm thời gian, chi phí).
  • Thời gian dự kiến để dỡ hết hàng là bao lâu? Từ đó có thể tính toán được số lượng hàng hóa có thể dỡ trong 1 ngày. Điều này vô cùng quan trọng đối với người mua trong việc bố trí nhân lực bốc dỡ hàng và chuẩn bị kho bãi.
  • Nhìn vào packing list có thể tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện hàng nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm trong kiện hàng bị lỗi, ta có thể ngay lập tức khiếu nại nhà sản xuất. Nhờ những thông tin trên packing, họ có thể truy lại được ca nào sản xuất, người phụ trách để kiểm tra lỗi.

Các nội dung chính trong packing là gì:

Một Packing List đầy đủ thông thường sẽ có các nội dung chính như sau:

  • Tiêu đề trên cùng: Tên, logo, địa chỉ, tel, fax công ty
  • Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty bán hàng.
  • Số và ngày packing list: số này cực kỳ quan trọng
  • Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty mua hàng.
  • Ref no: Số tham chiếu.
  • Port of Loading: Ghi chú cảng bốc hàng.
  • Port of Destination: Ghi chú cảng đến.
  • Vessel Name: Ghi chú tên tàu, số chuyến.
  • ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu hàng chạy.
  • Product: Thông tin mô tả hàng hóa
  • Quantity: Số lượng hàng hóa theo đơn vị ở dưới 
  • Packing: Số lượng thùng, kiện, hộp đóng gói theo đơn vị ở dưới.
  • NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh.
  • GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng.
  • Remark: Những ghi chú thêm.
  • Xác nhận của bên bán hàng: Ký và đóng dấu.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về packing list hay còn gọi là phiếu đóng gói hàng hóa trong xuất nhập khẩu. Qua packing list chúng ta có thể hiểu rõ từng loại hàng, số lượng hàng hóa và cả quy cách đóng gói; thời gian bốc dỡ hàng; cách sắp xếp và chỗ để hàng hóa trong kho. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích.

Mẫu packing là gì? Phân loại packing.

  • Hiện nay, ở Việt Nam và cả trên thế giới đều đang dùng 3 mẫu packing list thông dụng nhất, cụ thể như sau:

Danh sách đóng gói chi tiết

  • Đây là phiếu đóng gói chi tiết. Loại packing list này có nội dung vô cùng chi tiết cho từng đơn hàng. Đây là loại packing list phổ biến nhất, được cả người bán và người mua trực tiếp dùng.

Danh sách đóng gói

  • Đây là phiếu đóng gói trung lập. Trên loại packing list này không hiển thị tên của người bán hàng. Điều này có thể gây bất tiện một chút trong quá trình giao dịch

Danh sách đóng gói và trọng lượng

  • Đây là dạng phiếu đóng gói packing list có kèm theo bảng kê trọng lượng. Đây được xem là loại packing list chi tiết nhất.

Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa

  • Số lượng hàng hóa trở nên đa dạng hơn kéo theo việc sản xuất ra các loại bao bì cũng trở nên đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu trong việc đóng gói hàng hóa đa dạng với số lượng lớn. về cơ bản, ta có thể phân loại bao bì đóng gói theo 4 dạng  như sau:

Phân loại dựa trên vai trò lưu thông của hàng hóa

Có thể phân chia thành 3 loại như sau:

Bao bì trong: Là loại bao bì đóng gói trực tiếp các loại hàng hóa nhằm mục đích ngăn chặn các tác nhân bên ngoài có thể làm hỏng, các bao bì trong có tác dụng chống thấm, chống ẩm, chống mùi từ các sản phẩm khác.

Bao bì ngoài: Là bao bì có tác dụng bảo vệ hàng hóa trong quá trình di chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và phải đảm bảo tình trạng hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn, không bị biến chất trong quá trình vận chuyển

Bao bì giữa: Là loại bao bì trung gian nằm giữa bao bì trong và bao bì ngoài như xốp, giấy… có tác dụng làm giảm tác động, sự dịch chuyển, va chạm của hàng hóa bên trong.

Phân loại dựa theo số lần sử dụng của bao

  • Dựa theo số lần sử dụng, có 2 loại bao bì chính như sau:
  • Bao bì sử dụng 1 lần: Túi nilon. túi giấy…
  • Bao bì sử dụng nhiều lần: Các loại bình chứa, bình nén, thùng hàng…

Phân loại theo đặc tính chịu nén

Được chia ra làm 3 dạng như sau:

  • Bao bì cứng: Là loại bao bì chịu được các tác động ngoại lực và không bị biến dạng bởi tác động của ngoại lực đó và không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa
  • Bao bì mềm: là loại bao bì dễ biến dạng và có khả năng co giãn nhất định trong quá trình sắp xếp, đóng gói hàng hóa như túi vải, túi nilon…
  • Bao bì nửa cứng: Là loại bao bì được làm từ gỗ hay đan bằng tay như mây tre, những loại bao bì này đủ cứng để chứa các loại hàng hóa bên trong, tuy nhiên nó vẫn có thể bị biến dạng bởi tác động ngoại lực bên ngoài.

Phân loại theo tính chuyên môn hóa

  • Bao bì thông dụng: Có thể chứa được nhiều loại hàng hóa khác nhau
  • Bao bì chuyên dụng: Chỉ có thể chứa được 1 loại hàng hóa nhất định vì phụ thuộc vào kích cỡ, hình dạng, khối lượng của các loại hàng hóa đó.

Phân loại theo chất liệu của bao bì

Được chia làm 4 loại như sau:

  • Bao bì kim loại
  • Bao bì gỗ
  • Bao bì hàng dệt
  • Bao bì được làm bằng giấy hoặc bìa cát tông.

Bao bì đóng gói hàng hóa cần đáp ứng các yêu cầu gì

  • Đáp ứng về yêu cầu khả năng chống chịu với thiên nhiên: Thời tiết, khí hậu, độ ẩm…
  • Đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ phù hợp cũng như độ bền của bao bì trong quá trình bốc xếp hàng hóa.
  • Đảm bảo được chất lượng hàng hóa không bị thay đổi, biến chất.
  • Bao bì bên ngoài phải thể hiện được đặc tính bên trong của sản phẩm
  • Đóng gói hàng hóa là 1 công việc đòi hỏi có sự sắp xếp 1 cách hợp lý, tỷ mỷ, cẩn thận tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như các mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Cách phân loại đóng gói hàng hóa

  • Mỗi loại hàng hóa có những tính chất, đặc điểm, nguồn gốc xuất xứ khác nhau, chính vì vậy mà  việc đóng gói hàng hóa phân chia theo nhóm, đơn vị vận chuyển, hàng kho, nhóm  nhỏ nhóm lớn là điều tất yếu phải làm để xác định phân loại hàng hóa một cách dễ dàng hơn.
  • Tùy theo từng loại hàng hóa mà cần đến những kỹ thuật đóng gói hàng hóa khác nhau tùy vào kích cỡ, tính chất, hình dạng độ bền của loại hàng hóa cho phù hợp.

Vì sao cần phải đóng gói hàng hóa

  • Việc đóng gói hàng hóa mang lại rất nhiều thuận lợi trong nhiều khía cạnh bở sự đa năng của nó.
  • Đóng gói hàng hóa giúp bảo đảm được các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài hay còn gọi là ngoại lực cũng như các yếu tố liên quan đến thời tiết..
  • Bảo quản được hàng hóa trong thời gian nhất định
  • Tạo điều kiện cho công việc bốc xếp, vận chuyển một cách thuận tiện nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức về việc đóng gói hàng hóa và hiểu được tầm quan trọng trong việc này đối với ngành sản xuất hàng hóa nói chung và việc đóng gói hàng hóa nói riêng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì khách hàng thông báo với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé. 085.446.2288 Ms Tiên

Xem thêm:

 

 

CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI