CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ CUNG ỨNG VÀ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI VIỆT NAM

Chuỗi cung ứng là gì? Đây là khái niệm mà nhiều người nhầm lẫn với khái niệm Logistics. Về bản chất, khái niệm chuỗi cung ứng khác hoàn toàn so với Logistics. Vậy chuỗi cung ứng khác với Logistics như thế nào, các bạn hãy cùng vận tải Phước Tấn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chuỗi cung ứng là gì
chuỗi cung ứng là gì

CHUỖI CUNG ỨNG LÀ GÌ?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và cách hiểu chung về chuỗi cung ứng là gì. Chuỗi cung ứng có tên tiếng Anh là Supply Chain. Nó được hiểu là một hệ thống bao gồm những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực có liên quan cả trực tiếp và gián tiếp đối với việc vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Chuỗi cung ứng không chỉ có mỗi nhà sản xuất mà nó còn có sự liên quan đối với nhà vận chuyển, kho bãi, các đại lý bán lẻ và khách hàng tiêu dùng.
Về bản chất, chuỗi cung ứng là một hệ thống. Còn Logistics chỉ có bản chất là quy trình trong hệ thống. Vậy nên chuỗi cung ứng và Logistics là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Không chỉ vậy, định nghĩa chuỗi cung ứng đã bao hàm cả định nghĩa của Logistics.
Còn trong một công ty, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những phòng ban liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty như: Phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng hậu cần, phòng chăm sóc khách hàng,… Các phòng ban này được liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng để đi đến mục đích cuối cùng là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

CHUỖI CUNG ỨNG GỒM NHỮNG GÌ?

Như chúng tôi đã nói ở trên, chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả những phòng ban có liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp đó. Nhưng đây mới chỉ nằm trong nội bộ một doanh nghiệp. Mở rộng ra hơn nữa, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh nhất sẽ được cấu tạo từ 5 thành phần sau:

Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô được xem là một trong những thành phần quan trọng nhất của chuỗi cung ứng. Bởi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Nhà sản xuất

Từ nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nguyên vật liệu được đưa đến nhà sản xuất để tạo thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.

Nhà cung cấp nguyên liệu thô chuyển nguyên liệu trực tiếp cho nhà sản xuất nên 2 thành phần này có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng. Bất kỳ một trong hai thành phần này gặp trục trặc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối

Sau khi có được sản phẩm hoàn chỉnh từ nhà sản xuất thì sản phẩm đưa đến với khách hàng qua một khâu nữa là nhà phân phối, bởi lượng sản phẩm xuất ra là rất lớn. Vậy nên chúng ta phải cần thêm nhà phân phối trong chuỗi cung ứng.

Nhà phân phối có nhiệm vụ lấy số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất, sau đó vận chuyển về kho rồi chia nhỏ ra cho các đại lý, thường là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa,…. Các nhà phân phối rất ít khi bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng mà chỉ tập chung bán hàng số lượng lớn.

Đại lý bán lẻ

Các đại lý bán lẻ là một thành phần thấp hơn một bậc so với nhà phân phối. Những đại lý bán lẻ này sẽ nhập hàng từ nhà phân phối và bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối. Như đã kể ở trên, những đại lý bán lẻ này thường là các siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi,….

Khách hàng

Khách hàng là thành phần cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Đây là thành phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng bởi họ là người mang doanh thu về cho doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp đặc biệt thì khách hàng có thể mua hàng với số lượng lớn trực tiếp từ các nhà phân phối. Những trường hợp này xảy ra rất thấp và đa số những khách hàng này đang kinh doanh dịch vụ hoặc kinh doanh tiệm tạp hóa gia đình.

các thành phần của chuỗi cung ứng
các thành phần của chuỗi cung ứng

CÁC ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CHUỖI CUNG ỨNG HIỆU QUẢ

Để có được một chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì bạn phải tối ưu hóa được chuỗi công ứng có được những đặc điểm sau:

  • Chuỗi cung ứng phải đó phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và chiến lược hoạt động của công ty và doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng hiệu quả cần gắn liền với chiến lược của công ty theo từng giai đoạn, phù hợp với các yếu tố về nguồn lực, thị trường hay thế mạnh của doanh nghiệp.
  • Trong một chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp cũng cần phải tạo ra những sản phẩm tốt, giá cả và các điều kiện phù hợp với các phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đó nhắm tới. Đồng thời, các sản phẩm, hàng hóa phải được cung cấp kịp thời tới tay khách hàng khi có yêu cầu.
  • Chuỗi cung ứng cũng cần phải kết hợp với việc đánh giá vị thế của của chính công ty đó. Công ty hiện tại đang ở vị trí nào, thương hiệu có mạnh không, nhãn hàng có nổi tiếng hay không, quy mô sản xuất như thế nào…. Đối với từng vị thế sẽ có những lựa chọn khác nhau về nhà cung cấp cũng như khách hàng khác nhau trong chuỗi cung ứng.
  • Trong chuỗi cung ứng, bạn buộc phải thích nghi với sự thay đổi của thị trường cũng như thị hiếu khách hàng, các bên sẽ trao đổi thông tin qua lại với nhau về tình hình của thị trường, khách hàng. Chính vì vậy, để có một chuỗi cung ứng hiệu quả, bản thân doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình của thị trường và các đối thủ cạnh tranh, khách hàng…

Vai trò của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng có vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, chuỗi cung ứng còn được xem là một bước quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp.
Nếu chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng vươn xa của mình trên thị trường.

Một sản phẩm cần phải thông qua nhiều giai đoạn mới có thể đến tay người tiêu dùng. Các giai đoạn đó có thể là từ nguyên liệu thô sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh và được đưa đến các nhà phân phối. Các nhà phân phối tiến hành chia nhỏ hàng đến các điểm bán lẻ, nơi có nhiều người tiêu dùng mua hàng để đưa hàng hóa đến với khách hàng. Tất cả các quá trình này đều nằm trong chuỗi cung ứng.
Vậy nên chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, tối ưu và đảm bảo nhất. Một công ty có doanh số bán sản phẩm cao, lợi nhuận luôn tăng sẽ đồng nghĩa với việc chuỗi cung ứng của công ty đó đang hoạt động rất tốt.

Tìm hiểu hiện trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam

chuỗi cung ứng
chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng và việc quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam mặc dù những hoạt động ấy vẫn đang tiếp tục diễn ra từ trước đến giờ.
Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay khi nhắc đến chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi thì họ sẽ có chung 1 câu hỏi, đó là  “quản lý chuỗi thực chất là phải làm cái gì?” Thật vậy, trong bối cảnh hiện nay, chuỗi cung ứng và logistics ngày càng được phổ biến và phát triển thì bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm đó chính là hiểu đúng và hiểu đủ về chuỗi cung ứng.
Vậy nếu muốn khắc phục và thành công trên thị trường thì bạn chỉ cần tối ưu lại chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Với tình trạng hiện nay, Marketing ai cũng có thể làm được, chỉ có duy nhất là chuỗi cung ứng không hề giống nhau và có thể lấy đó làm cơ sở thành công của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại bản thân xem doanh nghiệp mình có đang làm tốt chuỗi cung ứng hay không. Khi biết được vấn đề thì việc xử lý để cải thiện chuỗi cung ứng mới đảm bảo được.

Khách hàng còn đang thắc mắc chuỗi cung ứng là gì hay có những câu hỏi cần giải đáp thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách tốt nhất.

 

Viết một bình luận